1. MỞ ĐẦU
Trong tác phẩm văn học, hình tượng
nhân vật là kết quả sự sáng tạo có tính chất hư cấu của tác giả về những đối
tượng có đời sống riêng. Đó có thể là những con người như An Mi trong Và khi
tro bụi của Đoàn Minh Phượng. Đó cũng có thể là những đồ vật, muông thú, cỏ cây
được nhân hóa về tính cách và năng lực,
chẳng hạn hình tượng cái giường trong tác phẩm của Xuân Diệu, chú dế mèn - của
Tô Hoài…
Hình tượng nhân vật gắn liền một cách
mật thiết với cấu trúc ngôn từ trong tác phẩm: ngôn từ của con người đang hành
động và ngôn từ của người kể lại hành động đó. Nhân vật không hiện hữu bên
ngoài ngôn từ: đó là con người trong sách, con người trên trang giấy, con ngời
qua những dòng chữ. Tất nhiên con người trong sách tái hiện hình ảnh người
ngoài đời, nhưng bằng con đường của hư cấu, nhân vật trở thành một chất lượng
nghệ thuật mới.
Nhân vật là một yếu tố cơ bản nhất
của tác phẩm văn học, là tiêu điểm để bộc lộ chủ đề và tư tưởng chủ đề. Do đó
nhân vật là nơi tập trung giá trị tư tưởng -
nghệ thuật của tác phẩm văn học. M. Gorki có lần khuyên nhà văn trẻ: “
Anh hãy bỏ nghề văn đi. Đấy không phải là việc của anh, có thể thấy rõ như thế.
Anh hoàn toàn không có khả năng miêu tả con người cho sinh động, mà đấy lại là
điều chủ yếu”. Miêu tả con người, đó chính là việc xây dựng nhân vật của nhà
văn. Nhân vật trong văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó
không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ sự
thể hiện con người qua những đặc điểm
điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách…
Văn học không thể thiếu nhân vật, vì
đó chính là phương tiện cơ bản để nhà
văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể
hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.
Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống
trong một thời kì lịch sử nhất định.
Các loại hình nhân vật rất đa dạng,
xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật
phụ, nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn trong
tác phẩm, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề
và tư tưởng tác phẩm. Trong tiểu thuyết Và Khi Tro bụi có nhiều nhân vật chính,
đó là An Mi, Michael, marcus, sophie,…
Trong số những nhân vật chính của tác
phẩm lại có thể có những nhân vật được thể hiện đặc biệt nổi bật, có ý nghĩa tư
tưởng – thẩm mĩ sâu sắc nhất, đó là nhân
vật trung tâm. An Mi là nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Và khi tro bụi.
Vậy hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh
Phượng được thể hiện như thế nào ?
2. NỘI DUNG
a. Khái niệm hình tượng nhân vật:
Hình tượng nhân vật là nơi thể hiện tập trung
lý tưởng đạo đức thẩm mỹ của tác giả, là cái tác động đến người đọc trên ba
phương diện; Nội dung nghệ thuật, trình độ, hiệu lực của sáng tạo nghệ thuật
ngôn từ.
b. Tiểu thuyết Và Khi Tro Bụi của tác
giả Đoàn Minh Phượng;
+ Vài nét về tác giả:
Chưa đầy hai mươi tuổi,
Phượng rời Việt Nam theo diện đoàn tụ gia đình tại CHLB Đức. Với Phượng, tuổi
hai mươi là những ngày bận rộn đi học, đi làm, kiếm tiền trong những ngày mùa
đông tuyết trắng xóa. Những ngày đó, chị thường đến những bản tình ca Pháp chị
nghe thời còn sống ở Việt Nam. ở trung tâm Sài Gòn, trong những ngày đạn pháo,
phượng thường trốn mình vào trong những
cuốn sách, những bộ phim và những bản tình ca. Gia đình chị cũng giằng xé của
hai phía, có những người thân đi theo quân giải phóng và có cả lính cộng hòa.
Chị sống giữa những tháng ngày đó và mong cuộc chiến dừng lại.
Rồi
phượng ra đi. Phần nhiều hành trang là những kỷ niệm. Những bản nhạc đã nuôi
sống chị suốt những năm dài sau này, là sợi dây nối chị với bức ảnh quá khứ,
cũng là một dòng nước đặc biệt nuôi quá khứ đó sống liền mạch với Phượng của ngày
hôm nay.
Lưu
lạc trong chuyển dịch : “Dấu chấm hết
nào cũng mang ý nghĩa của cái câu đi trước nó. Tôi muốn biết mình là ai để ngày
tôi chết, tôi biết rằng ai đã chết”…
người đàn bà tha hương tên An Mi đã tâm sự như thế trên chuyến tàu đi tìm cái
chết sau khi chồng cô, người ràng buộc với cô trên mặt đất đã bị tai nạn, thành
tro bụi trong một buổi chiều nước Đức tháng mười một mù sương. Cô muốn tìm xem
mình là ai, mình từ đâu đến. Nhưng trong cuốn sổ tay của cô chỉ có hai dòng cô
độc: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh”…Phượng
cũng đến từ một đất nước có chiến tranh. Và phượng về lại quê nhà không dễ
dàng.
Phải
mất hai năm chị mới xin được visa vào Việt Nam. Đó là những ngày khủng khiếp.
“Tôi thấy mình lạc lõng và và luôn có cảm giác như mình không tồn tại trên mặt
đất. Như thể mình bị cắt rời khỏi phần máu thịt của mình”. Thế nên, phượng đã tìm cách trở về, dù biết gian khó.
Để chấm dứt những ngày tháng đằng đẵng làm việc, đi về trên những chuyến xe
dài, chìm vào trong những kế hoạch mà mình chẳng biết mình làm để làm gì và làm
vì ai. Vì sau hai chục năm xa xứ, chị mới nhận ra là mình chẳng có gì hết,
chẳng có một miếng đất để làm nhà, để
trồng xới, để đi ra và trở về để giã từ nó khi cuộc sống buộc ta phải giã từ.
Sống trong lòng một xã hội mà sự phân công đã trở nên quá minh bạch, những đứa
trẻ có thể phải xa mẹ nếu mẹ nó tỏ ra không đủ sức nuôi chúng; ở một nơi mà
người ta chỉ biết sống trong những hộp bê tông, đi chợ trong những gian hàng
sạch sẽ và ngập tràn hàng hóa, người ta nhìn mọi thứ ở vật chất cuối cùng,
Phượng hiểu rằng nó thật tốt với nhiều người, nhưng không tốt với người nặng nợ
với quá khứ, nuôi sống quá khứ bằng những sợi dây tình cảm mơ hồ, nuôi nấng tâm
hồn mình bằng những dòng chữ Việt.
Một
năm sau khi “Hạt mưa rơi bao lâu” công chiếu tại Việt Nam, Đoàn Minh Phượng đã
cho ra mắt cuốn tiểu thuyết đầu tay “Và Khi Tro Bụi”. Cuốn tiểu thuyết của cảm
xúc, của tâm trạng mở ra cuộc đời của An Mi, người đàn bà tha hương tìm kiếm
chính mình trên những toa tàu “vì tôi biết mặt đất là thứ khó giã từ” , rồi chị
gặp Michael, người gác gian khách sạn, bất ngờ biết rằng mẹ anh ta bị
giết. Và An Mi đi tìm kiếm cuộc đời mình
qua cuộc đời một cuộc đời khác, đó là số
phận của đứa em trai Marcus của Michael và gặp người đàn bà nắm giữ mọi bí mật
của gia đình anh , cô giáo Sophie, người về sau đã lấy anh làm chồng. Michael
biết sự thật về cái chết của mẹ anh. Bà đã bị chính chồng mình giết chết, khiến
Marcus hoảng sợ và bỏ chạy miên miết vào trong rừng trong đêm đầy tuyết. Về
sau, chính An Mi đi tìm Marcus trong trại mồ côi. Nhưng sự thật đã bị phủ dày
lên như tuyết.
+
Tiểu thuyết Và khi tro bụi
Cảm
xúc mênh mang trong "Và khi tro bụi"
“Và khi tro bụi” giống như khúc nhạc
Jazz nào đó trong album của Norah Jones, “Don’t know why” chẳng hạn. Giản dị mà
da diết. Cứ ngân vang mãi ngay cả khi ta đã gấp truyện lại.
Truyện kể về một cô gái tìm tới cái
chết sau khi người chồng ra đi vì tai nạn trên một hẻm núi. Cô ấy quyết định sẽ
đi để tìm lại chính bản thân mình. Để rồi vào ngày cô chết, cô sẽ quay lại nhặt
nhạnh từng mảnh thân thể, kí ức để tìm hiểu mình là ai, mình đã chết như thế
nào. Nhà văn Đoàn Minh Phượng dẫn dắt người đọc vào thế giới của bà bằng ngôn
ngữ hết sức bình dị. Bình dị tới không tưởng như chính hơi thở, chính ngôn ngữ
thường ngày ta vẫn thốt ra khỏi miệng khi giao tiếp với nhau vậy.
Và khi tro bụi rơi
về,
Trong thinh lặng ấy, cận kề quê
hương.
(Henry Vaughan 1622 - 1695
(TheRetreat)
Hai câu thơ của Vaughan được Đoàn
Minh Phượng dịch lại và chọn làm câu đề từ trong tiểu thuyết “Và khi tro
bụi...” của mình. Chỉ với hai cầu đề từ đó, Đoàn Minh Phượng gieo cho độc giả
bao nhiêu là dự cảm về nguồn cội, tình yêu và cái chết...khi mở trang đầu tiên
của cuốn sách. Tạm xếp truyện và khi tro bụi vào dòng truyện hành trình. Khi
đọc và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng những hình ảnh như một bộ phim hiện ra.
Và khi tro bụi bắt đầu bằng một cái chết và tiếp diễn bằng một hành trình tìm
cái chết. Nhân vật chính của câu chuyện là An Mi, câu chuyện bắt đầu với cái
chết chồng của An Mi nhân vật chính trong chuyện
“chồng tôi mất vì xe rơi xuống núi, ở một đoạn
đèo, trong một đám sương mù, khoảng 5 giờ một buổi chiều tháng 11. Anh không có
công việc gì cần làm hoặc người quen ở vùng con đường ấy dẫn tới. Tôi không
hoàn toàn hiểu cái chết của anh”. An Mi hoàn toàn không hiểu cái chết của anh.
Cô đến dự tang chồng với trang phục màu trắng, màu của tang tóc nơi xứ sở cô
sinh ra giữa rừng màu đen, màu tang xứ người đã báo hiệu điều gì đó bất thường.
Chỉ với hai từ trắng và đen, Việt Nam và nước Đức, những mảng đối lập của
truyện đã hiện ra. Thế rồi cô nhận ra rằng mình cô độc trên cỏi đời. Cô là một
cô gái Việt Nam sống trên đất Đức, lạc lõng, không còn người thân, không quá
khứ, không hiện tại, không tương lai. An Mi quyết định đi khỏi nhà, một ngày
nào đó sẽ chết trên đường, ở một nơi chốn không tên.
Chuyến hành trình được hoạch định. An
Mi gặp nhiều người trên những con tàu…trên chuyến đi tìm chính mình, cô muốn
một có một quyển sổ để ghi chép lại một điều gì đó…một cuốn sổ bình thường,
nhưng cô không có. Tàu vào ga lúc nửa đêm và mọi cửa hàng đều đóng An Mi cố tìm
một cuốn sổ. Cô vào một khách sạn, gây khó dể với người tiếp tân để có được
cuốn sổ bìa da thật đẹp mà cô thích cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời của An
Mi. Thay đổi hành trình. Thay đổi cả câu chuyện…
Trong ba tháng, tôi sẽ nhặt nhạnh lại
mình. Cái chết là một dấu chấm hết. Dấu chấm hết nào cũng muốn mang ý nghĩa của
cái câu đi trước nó. Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết tôi biết rằng ai
đã chết. Và cứ thế, ngôn ngữ ấy dẫn ta đi tiếp. Một thứ ngôn ngữ rất giàu sức
gợi, xúc tích, chắt lọc để đưa người đọc theo chân An Mi trên những chuyến tàu
đi tìm xem cô ấy là ai. Cô ấy sẽ chết ra sao? Sẽ gom nhặt từng mảnh của
cuộc đời mình lại như thế nào? Những mảng đối lập tồn tại trong truyện như hai
bức tường song song ngay từ khi người chồng An Mi ra đi. Ta cảm tưởng lúc sắp
đồ đạc lại cô gái ấy dường như chẳng còn chút ý thức, chút sinh khí của sự sống
nào. Nhưng cô ấy vẫn suy nghĩ, vẫn hành động hết sức logic, hết sức bài bản để
quên đi sự hiện diện của người chồng. Sắp xếp cho những kí ức về anh ta sẽ ra
đi một cách tự nhiên nhất.
Nhân vật An Mi của Đoàn Minh Phượng
trong tiểu thuyết Và khi tro bụi để trồng xới, để ra đi và trở về và để giã từ.
Và khi tro bụi không phải là một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Tác giả đã dự báo
(và sắp xếp) về cái chết cho nhân vật An Mi
trong Và khi tro bụi là nơi kết thúc của một cuộc đời trong vô vọng.
Trong tiểu thuyết Và khi tro bụi người đọc cảm thấy một điều rằng, chiến tranh
đã đem lại những đổ vỡ quá sâu cả về vật chất lẫn tinh thần. Kể cả nhân vật
“tôi” tác giả cũng vậy, An Mi đã lạc gần nữa đời người. Bi kịch trần thuật –
một phương thức tự sự. Nhân vật dường như chỉ sống với chính mình và độc giả bị
kéo vào câu chuyện, nhân vật tôi hành trình trên chuyến xe lửa để đi tìm cái
chết, ở đó có sự pha trộn. Nhân vật quan trọng trong tác phẩm là chìa khóa giải
mã câu chuyện. Nhân vật trong tiểu thuyết này là những cái tên bị tẩy trắng
hoàn toàn, người đọc cảm thấy sợ. Nhân vật trong tác phẩm sợ sự đau đớn, nhân
vật là một người phụ nữ có chồng mất trong một vụ tai nạn. Cô muốn tìm xem mình
là ai, mình từ đâu đến.
“Trên kệ nhỏ là quyển sổ mở ra và cây
bút. Tôi chỉ mới viết hai câu.
Có người là họa sĩ nhưng không vẽ
núi, không vẽ nhà, chỉ ngày đêm mài mực để một hôm phác lên giấy một vệt cong.
Tôi cũng muốn làm như họ: không vẽ
núi, không vẽ nhà, chỉ có những nét. Nhưng thế giới của tôi không nguyên vẹn.
Họ vẽ sự thanh bình, mầu đen của họ là khoảng không sâu thẳm, còn tôi tôi vẽ
cuộc chiến bại, màu đen của tôi là một thứ bóng tối phủ lên trăm nghìn mảnh vỡ.
Họ vẽ cuộc đời của họ, cuộc đời mà tôi không biết nhưng tôi mới nghĩ về bức
tranh buồn thảm của mình. Trang giấy vẫn còn trắng.
Tôi lấy bút chì bắt đầu lại trên một
trang giấy mới:
Tôi là một đứa trẻ mồ côi.
Câu thứ hai:
Tôi đến từ một đất nước có chiến
tranh.
Mua một cuốn sổ bằng mọi giá để ghi
chép quá khứ của mình, trong tác phẩm các nhân vật đều có cách cắt nghĩa về
thân phận “Và khi tro bụi” là sự trãi nghiệm của tác giả. Người đàn bà, nhân
vật chính nhận ra, chị cũng là một trong những nạn nhân của chiến tranh. Trong
tiểu thuyết này, người đọc cảm thấy sự ám ảnh và sự va chạm văn hóa và sự hụt
hẩng. Dĩ nhiên, câu chuyện một người phụ nữ bỏ nhà, bỏ cửa đi sống trên những chuyến xe lửa với 20 viên
thuốc ngủ để sẳn trong túi không thể là một câu chuyện điển hình của một Việt
kiều xa quê. Một người có một câu chuyện, mỗi người là một dòng sông, nó chảy
từ nguồn ra tới biển. Dòng sông là thứ chúng ta không thể cắt khúc, rồi xóa đi
khúc này khúc nọ được, nó cần có sự liên
tục. Người đàn bà trong truyện lại làm như vậy với đời mình, chổ nào không vui
thì xóa đi, bỏ đi. Đến khi cuộc đời quá nhiều lổ hổng không lấp được thì cô đơn
không chịu nỗi, vì sợ đau đớn xóa đi những kí ức buồn của mình vô tình đã xóa
cả tình yêu.
Và khi tro bụi không phải là một cuốn
tiểu thuyết trinh thám, với những tình tiết giật gân, với những hiện tượng được
sắp xếp với trí thông minh tinh nhạy, mà trái lại những đau đớn và dự cảm đã
loại bỏ cái háo hức được tìm ra sự thật.
Cuốn tiểu thuyết mà ngay những dòng đầu tác giả đã dự báo về cái chết cho nhân
vật chính của mình. Nhưng rốt cuộc chết của nhân vật lại vượt ra ngoài dự định
của nhà văn. Hẳn người đọc sẽ cho rằng đó là chuyện tầm phào, tầm phào bởi cuối
cùng vẫn chỉ là một cái chết, một dấu chấm hết dẫu rất đậm nhưng chẳng để làm gì cho một cuộc đời nhợt nhạt.
Nhưng cát bụi tàn tro đôi lúc bay lên để không phải trở về với cát bụi tàn tro,
có những người họ sợ trở về với đất bởi họ đã mồ côi cho đến lúc chết. Rằng họ
không biết thế giới bên kia có bớt cô đơn hay không, nên họ vẫn sống chỉ như
kéo dài chưa chết mà thôi. Nhân vật An Mi trong tác phẩm cũng vậy, và khi tro
bụi là nơi kết thúc của một cuộc đời lại là nơi bắt đầu cho một cuốn tiểu
thuyết mãi mãi còn dang dở. Sống là gì ? chết là gì ? tôi không biết hoặc tôi
không hiểu hết ? Nhân vật An Mi của Đoàn Minh Phượng cứ láy đi láy lại những
câu hỏi trừu tượng như thế và cuối cùng mọi bi kịch gian díu giữa câu hỏi và
câu trả lời, chỉ có câu hỏi là ở lại. Một cô gái không thể khóc trong đám tang
của người chồng với một cái chết đột ngột lại có thể “ tất cả chực vỡ ra” khi
cô nhìn thấy một người có vóc dáng giống
chồng mình, ở một nơi hoàn toàn xa lạ
nơi toa tàu lắc mạnh đủ để cô nhận ra đó không phải là phòng ngủ của mình. Một
cô gái định giành 3 tháng cuối cùng của cuộc đời trên những chuyến tàu, không
biết ga đi ga đến, lại có thể hoàn lại “hai năm chưa chết vội” để đi tìm hiểu
tấn bi kịch của gia đình mà cô vô tình đọc được trong một cuốn sổ tay. Ở đó
người ta không chờ đợi một câu hỏi tồi tệ đến vậy. Nó chỉ làm dấy lên trong
lòng người đi tìm câu hỏi và câu trả lời: đã bao giờ bạn nghĩ và hành động như
vậy chưa ? một người chồng giết vợ, đứa con trai 5 tuổi bỏ nhà ra đi, người anh
trai sau một thời một thời gian tìm em có những lúc hy vọng rồi vô vọng, đã né
tránh nỗi đau đến bằng cách lãng quên. Một câu chuyện qua lời kể của 3 nhân vật
có những tình tiết do họ tưởng tượng ra để nhốt mình vào đó, không chủ đích làm
sáng tỏ sự kiện mà làm sáng tỏ những trạng thái cảm xúc, cái trực cảm mà họ đón
nhận. Rốt cuộc, họ vẫn chỉ là những con người cô đơn trong nỗi cô đơn của mình,
hoang vu trong cái hoang vu của mình.
An Mi trong lúc xâm nhập vào cuộc đời
của những người hoàn toàn xa lạ, cô đã nhận thấy một phần của cuộc đời mình. Ở
đó, phần kí ức mà cô không đủ dũng cảm để đối mặt với nó. Kí ức về người mẹ với
giọng nói âm vang trong làn đạn bác, kí ức về cô em gái trong tiếng gọi dịu
dàng mà da diết (người mà cô đã quay lưng bỏ chạy không ngoái lại suốt 25 năm).
Kí ức về một người cha nuôi đã không còn tin vào chúa. Nó ào ạt trở về trong
một bản đàn, ở chính khoảng thinh lặng của nó, nơi những (thanh âm đã bất lực
như lời) trên những dòng “phụ chú” không bao giờ thành nhạc: “tôi không có kỷ
niệm, chữ viết, hình ảnh, ước mơ. Chiều sâu và nỗi buồn là những khoảnh khắc ở
những nốt nhạc chứ không phải là một kỷ niệm nào đó mà tôi đang nhớ tới” An Mi
đã hiểu rằng con người đã quá thông minh để tạo ra bi kịch cho chính cuộc đời
mình, bởi trong khoảnh khắc không ai biết rồi cuộc đời sẽ đi về đâu.
+ Đoạn cuối của tiểu thuyết
Và khi tro bụi rơi về
Tôi muốn viết một câu cuối cùng chiều
nay, nhưng trong hành lý của tôi không có một một trang giấy trắng nào. Tôi sẽ
không đi tìm một quyển sổ nào nữa. Lần trước, tôi mong mỏi, tôi nghĩ mình nhất
thiết phải viết, và không hề nghĩ viết cho ai. Đến khi có được những trang giấy
thì tôi không có gì để viết. Những trang giấy chỉ làm cho tôi hiểu rằng cả cuộc
đời của tôi chỉ ghi lại được có mấy giòng chữ quạnh quẽ, không đủ để làm đầy
nửa trang của một quyển sổ có bìa da rất đẹp. Rồi tôi bắt đầu đọc câu chuyện
của một người khác, mượn nó làm câu chuyện của mình để sống trong hai năm. Ở
đoạn cuối, hình như người đã đưa câu chuyện ấy cho tôi đến lấy nó lại. Như thế
nào, tôi không nhớ. Hình như người ấy chở câu chuyện ấy đi bằng một chiếc xe
mầu trắng. Hình như thành phố phủ đầy sương. Hình như không có thành phố nào,
chỉ có một vùng sương.
Trước khi chết, tôi muốn trở về với
câu chuyện thật của mình. Tôi vẫn còn muốn viết một câu nào đó, một câu nữa
thôi, một dấu vết để lại. Con sói đã đi qua cánh đồng tuyết, sức nặng của nó đã
làm cho tuyết lún xuống thành những vết cô độc trải dài về cuối tầm mắt. Tôi
muốn mình cũng có cái sức nặng của thân thể con sói, sức nặng đủ để lưu lại
những dấu chân, cho dù khi mặt trời lên những dấu chân ấy sẽ mất. Tôi không
muốn mình không trọng lượng và rồi sẽ tan như khói. Không còn gì, như tôi chưa
từng đi qua cuộc đời này.
Dường như tôi cũng có một câu chuyện
thật ở nơi vùng trí nhớ không có ánh sáng, tôi không nhìn thấy nó. Như Marcus
không bao giờ còn nhìn thấy cây đàn hồ cầm của mẹ em để lại. Tôi cố nhớ lại
cuốn phim của đời mình, trong đó có những con đường, những nhà cửa, người quen
và công việc. Có một điều gì đó quan trọng hơn nhiều đã ở đó, nhưng nó ở bên
ngoài nơi khung hình không vươn tới. Trí nhớ của tôi là người quay phim mê muội
đã hướng ống kính tới những điều hiển nhiên dễ hiểu của cuộc sống, cố tìm một
chút mạch lạc hơn là những thứ khó lấy nét như dấu chân của loài sói vào lúc
ngày chưa đến.
Người tôi yêu lái xe vào một đám
sương mù. Tôi còn lại sau khi anh ấy đi rồi, chút mạch lạc gắng lắm mới có được
của đời người cũng gẫy đổ vào cái ngày không nắng đó. Tôi cũng muốn chết như
anh. Từ xưa đã có bao nhiêu người tự tử để được ở bên người mình yêu nơi cuộc
đời bên kia, có một cái gì rất đẹp đẽ và u uất trong chuyện đó. Đáng lẽ quyết
định quyên sinh của tôi cũng có một lý do lãng mạn như vậy. Nhưng tôi không có
linh hồn. Nhà thờ đã dạy cho tôi điều đó năm tôi 13 tuổi. Giữa linh hồn vĩnh
viễn bị đốt cháy trong lửa địa ngục và không có linh hồn, tôi chọn không có
linh hồn.
Tôi sẽ ra đi không để lại dấu chân in
trên cánh đồng tuyết. Tôi biết rằng ở nơi tôi sinh ra người ta để tang nhau
bằng màu trắng. Có lẽ họ hiểu cái chết như vậy, chết là trở về với cánh đồng
lúc chưa có loài sói đi qua, một cánh đồng không có dấu chân ai.
Tôi đi đến toa nhà hàng để mua nước
suối cho buổi tối. Cô phục vụ nói họ mới cất hàng từ ga vừa qua và chưa kịp mở
các thùng giấy ra. Cô hứa sẽ mang nước đến cho tôi sau. Tôi nói để tôi đi lấy
cũng được, trong phòng tôi vẫn còn lưng chai nước.
Tôi ăn trưa muộn, ăn rất ít, uống nửa
ly rượu vang. Tôi trở về phòng ngủ của riêng mình. Để có thể làm những chuyện
cần làm để được chết, người ta không cần nhiều mấy sự can đảm, hay lòng thù
ghét cuộc đời, hay tuyệt vọng. Người ta làm chuyện đó bởi vì không có chuyện gì
khác để làm.
Tôi cài chốt cửa bên trong. Tôi uống
hai viên thuốc chống nôn và sẽ chờ 45 phút trước khi uống 20 viên thuốc an
thần. Thuốc chống nôn sẽ làm tôi buồn ngủ, nên tôi không đi nằm. Tôi mặc áo ấm,
đến đứng ở cửa sổ. Tôi hạ cửa xuống. Tôi đứng yên vịn lấy thành kính của khung
cửa xe lửa, cho gió thổi vào mặt để mình không ngủ và tôi biết tôi sẽ đứng đó
trong ba phần tư giờ đồng hồ lạ lùng nhất đời người, trong cái không gian và
khoảnh khắc ở giữa cuộc đời và không còn cuộc đời, giữa nỗi buồn và không còn
nỗi buồn, giữa những mảnh vỡ và sự nguyên vẹn tuyệt đối của thinh không.
Tôi nhìn ra bên ngoài. Xe lửa đi qua
những cánh đồng vào một ngày đông đã qua và xuân chưa tới, một ngày không có
mùa và dường như không có ánh sáng cũng không có bóng tối. Một ngày màu xám,
thứ màu xám lặng lẽ và bất tận không chứa trong nó một nỗi mong đợi nào. Ven
những cánh đồng đã gặt có những bờ cỏ dại. Không phải là cây cỏ với những cành
và những lá lao xao, mà chỉ là những cái bóng lờ mờ in trên cái nền xám của
khoảnh thời khắc lặng lẽ không phải ngày và không phải đêm. Tôi sắp ra đi yên
bình như vầy sao? Ra đi vào một hôm đất trời và cỏ cây không còn hơi thở. Thời
gian đã chết.
Tôi nhìn đồng hồ, mới qua hai mươi
phút. Tôi còn phải chờ hai mươi lăm phút nữa. Chợt dưng tôi thấy tôi không muốn
chờ đợi thêm một phút nào nữa. Sự thanh bình này mong manh. Tôi sợ nỗi buồn
chia ly tràn tới.
Tôi dốc hết 20 viên thuốc vào lòng
bàn tay. Nước trong cái chai cuối cùng rót ra chỉ còn được nửa ly. Tôi chia
những viên thuốc uống ra, uống với ba ngụm nước. Tôi không đóng cửa sổ, lên
giường nằm nhắm mắt trong bóng tối nguyên vẹn cuối cùng.
Nhà tôi ở gần một chiếc cầu bắc qua
một con sông nhỏ. Cạnh nhà có một con lạch chảy ẩn dưới đám cỏ hoang và lau
sậy, chúng tôi chỉ nghe tiếng nước chứ ít có chỗ nhìn thấy giòng nước. Nhưng
tôi đã biết vạch lau cỏ để đặt những chiếc lờ cá dưới lạch. Cha tôi đi lính đã
ba năm không có nhà. Nhà chỉ có mẹ và hai đứa con gái nhỏ. Mẹ tôi trồng lát,
đan chiếu, lâu lâu lại gánh chiếu ra chợ bán một lần. Tôi phụ mẹ nhổ lát, chẻ
lát, phơi lát. Hai bàn tay lúc nào cũng sưng. Những khi mẹ tôi buồn, tôi nói:
Mẹ đừng khóc, Tết cha về. Tôi nói vậy dù tôi không nhớ mặt cha tôi, không biết
ông về nhà thì như thế nào. Việc chính của tôi là trông em. Tôi đi học thì nó ở
nhà với mẹ, nhưng nếu mẹ đi chợ xa thì tôi dẫn nó đến đứng ở cửa lớp khi tôi
vào học. Tôi cho nó ăn cơm, và tôi đi bắt cá, cắt cỏ hay chạy lông nhông với lũ
con nít trong làng, lúc nào con nhỏ em cũng ở sau tôi bốn bước, gần hơn tôi la
vì nó làm tôi vướng, xa hơn tôi cũng la vì không trông nó được. Nếu đói, hay bị
kiến cắn, hay nước mũi chảy không thở được, nó chỉ cần đứng yên một chỗ mà gọi,
tôi sẽ chạy lại lo cho nó. Buổi tối, ba mẹ con ngủ trên bộ ván. Nằm cả ba người
một hàng thì chật, phải có một đứa quay đầu ngược lại. Tôi muốn nằm cạnh mẹ, ôm
mẹ, nhưng con bé em nhỏ hơn, tôi phải nhường chỗ đó cho nó. Tôi nằm xoay đầu về
phía chân, thấy tức mẹ và hơi oán con bé em. Nhưng tôi chưa kịp ngủ thì nó cũng
xoay đầu lại nằm bên tôi. Nó ôm tôi dù tôi toàn xương không êm ái như người của
mẹ. Nếu tôi xoay lưng về phía nó, nó áp mặt nó vào lưng tôi mà ngủ.
Một tối có tiếng đại bác rơi trong
xóm. Chúng tôi đã quen. Chúng tôi chui xuống gầm ván, mẹ tôi đã chất mấy bao
cát chung quanh bộ ván. Tiếng đại bác xé gió rít trong đêm rồi rơi xuống đâu đó
rất gần, chúng tôi nằm co người cầu Phật cho đạn rơi nơi khác, đừng rơi trên
đầu mình. Một tiếng rít sát bên rồi một tiếng ầm lớn, một quả đạn rơi bên cạnh
tường, nhà tôi sập. Mẹ tôi nhấc tôi ra khỏi gầm bộ ván, đẩy tôi và gọi: Chạy đi
An, chạy đi! Tôi nhắm mắt chạy, không biết gì nữa. Đạn vẫn rơi khắp nơi. Một trái
nữa vừa rơi xuống ngay nhà tôi. Chạy thất thần được một quãng tôi mở mắt ra,
quay đầu lại nhìn. Tôi không thấy ai bên mình. Tôi có một mình. Tôi loạn cuồng
quay đầu chạy ngược lại nhà mình. Căn nhà đã sập hoàn toàn. Mọi người đã chết,
chỉ còn mình tôi. Tôi chạy lại ôm xác mẹ, và trong nỗi kinh hoàng, tôi không
biết làm gì nữa bây giờ.
Ngày còn nhỏ tôi nhớ câu chuyện đêm
hôm đó. Mấy ngày sau, ở trạm y tế, người ta hỏi về gia đình tôi. Tôi nói tất cả
người thân của tôi đã chết hết rồi, họ hỏi tôi có thấy xác của người thân
không, tôi nói có. Tôi được đưa vào nhà thương để mổ lấy ra những miếng miểng
đạn ở lưng và ở vai. Tôi còn nhớ, nhà thương là một chiếc tầu. Tôi không bao
giờ còn trở về căn nhà của mẹ tôi nữa. Người ta đưa tôi qua Đức, về với gia đình
cha mẹ nuôi.
Ở Đức, tôi không kể câu chuyện đêm đó
cho ai nghe, tôi không muốn câu chuyện ấy có thật. Tôi quên mẹ và em, quên tuổi
thơ, tôi chưa bao giờ nghe tiếng đạn đại bác rít trong không rồi rơi xuống nơi
chúng tôi sinh ra, lớn lên, đã đêm đêm áp má vào lưng nhau mà ngủ.
Bây giờ, trong giờ phút lênh đênh sắp
trôi ra ngoài sự sống, tôi nhớ lại tất cả. Không phải tôi nhớ, mà tôi thấy lại
tất cả những điều tôi đã quên hơn hai mươi năm rồi. Tôi sống lại những khoảnh
khắc năm xưa với tất cả tình cảm của một đứa bé bảy tuổi. Và bỗng dưng tôi biết
một điều tôi chưa bao giờ biết, vào năm đó và tất cả những năm về sau của cuộc
đời.
Tôi đang ôm xác mẹ tôi. Đạn đang tiếp
tục rú những tiếng kinh hoàng trong không. Tôi đang gần ngất đi. Tôi biết tôi
sẽ nằm với mẹ như vậy cho tới khi tôi chết. Nhưng tôi nghe có tiếng gọi từ đâu
đó: "An ơi, chạy đi”! Tôi không biết ai gọi những tiếng đó, không hiểu
nghĩa của nó, tôi không suy nghĩ, không có ý thức, nhưng cái tiếng gọi đó có
một thứ sức mạnh lạ lùng khiến tôi đứng dậy và chạy đi, chạy đi mãi…
Bây giờ, đã một nửa bước vào cái
chết, tôi chợt biết cái điều tôi chưa từng biết và chưa từng quên, rằng tiếng
gọi đó là của đứa em gái nhỏ. Lúc tôi quay lại căn nhà và nhìn thấy xác mẹ, nó
còn sống. Nó còn ở đâu đó trong căn nhà sập, không chạy đi vì nó còn chờ tôi
nắm tay nó dẫn theo mình. Con bé luôn luôn biết mình phải ở sau chị nó bốn bước
và không được rời xa hơn vì xa hơn thì tôi không trông được. Vậy mà tôi đã chạy
đi một mình, bỏ lại con bé em ba tuổi với xác mẹ, trong căn nhà sập, trong lúc
đạn đại bác tiếp tục rít trong không khí. Nó gọi “An ơi, chạy đi!” Bây giờ tôi
mới hiểu nó gọi An ơi, tới đây dẫn em chạy khỏi đây đi! Nhưng nó không nói ra
tất cả các chữ vì quá dài. Cũng có thể nó bị kẹt ở dưới bức tường nhà vừa đổ. Tôi
đã không đến cứu nó ra. Tôi chỉ nhắm mắt một mình chạy đi. Tôi chạy đi mãi, đi
mãi, 25 năm chưa bao giờ quay đầu lại với đứa em nhỏ chờ tôi đến cứu nó khỏi
nỗi kinh hoàng.
Tôi chợt hiểu ra tất cả. Tại sao
trong tất cả những năm của đời mình tôi đã không tìm được cái thứ keo để gắn
lại các mảnh của cuộc đời lại với nhau và gắn chính mình vào với thế giới loài
người. Tôi đã cố hết sức mình, nhưng mọi thứ đều rời rạc, tan tác và tôi mãi là
một thứ rong rễ không bám được vào một thứ gì để thôi trôi nổi. Bởi vì trong
cái khoảnh khắc kinh hoàng nhất của cuộc đời, vào lúc người ta cần nhau nhất để
cứu nhau ra khỏi tai ương, trí óc tôi đã chọn xóa đi cái khoảnh khắc ấy ngay
khi nó đang xảy ra, đã chọn không nhận ra tiếng đứa em mình đã trông giữ mỗi
ngày. Tôi đã bỏ rơi đứa em trong cái khoảnh khắc quan trọng nhất của cả đời tôi
và đời nó, bỏ rơi nó trong cơn sợ hãi, trong hiểm nguy, trong bóng tối vô tận.
Tôi đã chạy đi một mình. Trong phần
đời còn lại của tôi tôi vẫn mãi là con bé chị không nhận ra tiếng em mình, nhắm
mắt chạy đi mãi không quay đầu lại, không bao giờ mở mắt ra. Trong câu chuyện
của Anita, tôi tưởng tôi là Marcus bị bỏ rơi. Bây giờ tôi chợt hiểu ra mình là
Michael đã chọn lấy sự mất trí nhớ để đổi lấy sự ấm êm trong căn nhà của
Sophie.
Tôi đang trôi gần đến cái chết, đang
lênh đênh trên giòng nước chảy xuống triền núi. Một chút nữa, nơi mặt đất dừng
lại, giòng nước sẽ rơi xuống vực và bên dưới là thung lũng nằm trong bóng tối
mênh mông. Tôi đang trôi và đang mất đi, đang trôi mãi về nơi mặt đất sẽ dừng
lại.
Trong lúc ý thức đang tắt dần tôi lại
nghe tiếng gọi tôi. Đêm cuối trong nhà thương tôi đã nghe tiếng gọi ấy, tôi ngỡ
là tiếng gọi từ một nơi nào trong ký ức, một nơi sương trắng đã phủ lên. Bây
giờ thì tôi nhận ra tiếng của em tôi, không phải từ ngày xưa mà trong lúc này.
“An ơi, An ơi, chị có đó hay không?” Em tôi còn sống. Nó đang ở một nơi trên
trái đất từng là quê hương tôi. Nơi đó nghèo khó hơn nơi này. Nơi đó tôi đã
được sinh ra, lớn lên, đi đặt những lờ cá gần nơi những người đàn ông đi đặt
mìn.
Tôi biết tôi phải về đi tìm em mình.
Và tôi phải trở lại Weilenthal, nơi có người đợi tôi. Tôi không thể chết, ngàn
lần không muốn chết. Xin cho tôi sống nhìn thấy em tôi một lần, cho tôi giải
mối oan này, quay về với cuộc đời, với sự sống tôi chưa từng được biết và khát
khao đến nao lòng. Cho tôi sống những ngày và những đêm của mình, chứ không
sống bằng thời gian và trí nhớ của người khác. Cho tôi gặp lại em tôi dù chỉ
một lần, một lần thôi là ơn trời vô tận.
Trong lúc đang trôi trong cả một giòng
nước, lạ lùng thay, tôi thấy miệng tôi khô đắng và tôi cần một ly nước. Nếu
uống được một ly nước trong lúc này, tôi sẽ sống.
Chai nước ở cạnh giường đã hết. Tôi
gắng hết sức mình đi đến cửa gian phòng, nhưng cửa đã cài và tôi yếu quá không
mở được. Tôi ngã xuống sàn tầu. Tôi nghe tiếng người gọi tôi rõ hơn. Tiếng gọi
từ phía bên kia cánh cửa. An ơi, An ơi.
“Thưa bà, tôi mang chai nước suối đến
cho bà đây.”
Tôi cố gọi bằng tất cả sức mình còn
lại: “Cứu tôi! Xin cứu tôi với!” Tôi không biết tiếng gọi có thoát ra ngoài cổ
họng mình và cô gái ở phía bên kia cánh cửa có nghe thấy không. Tôi cố vùng vẫy
cho khỏi lịm đi, nhưng tôi không còn điều khiển được thân thể và ý thức của
mình. Bóng đêm đang tràn tới, mênh mông.
3. KẾT LUẬN
Và khi tro bụi kể về cuộc đời của một cô gái bất hạnh ở
nhiều mặt. Sinh ra ở Việt Nam vào những năm chiến tranh, mồ côi vì chiến tranh,
và phải rời bỏ Việt Nam cũng vì chiến tranh. Trở thành kẻ đơn độc cũng vì chiến
tranh. Cô được nhận nuôi ở Đức và phải đối mặt với những trận chiến khác bởi
cảm xúc của con người trong thời bình. Và khi không còn lại gì thì cô quyết
định ghim đời mình lên những chuyến tàu vô định. Cho tới khi cô bị cuốn vào câu
chuyện của một gia đình xa lạ khác.
Ai cũng có một bộ phim, một cuốn
truyện làm thay đổi cuộc đời của họ, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Hạt mưa
rơi bao lâu là bộ phim đã làm thay đổi cách nhìn cuộc sống của tôi. Tôi tìm
thấy trong Và khi tro bụi điều mà tôi đã từng học được trong Hạt mưa rơi bao
lâu. Chẳng có sự thật nào là sự thật. Chỉ có những sự thật mà chúng ta quyết
định chọn lựa để tin, để sống. Khi buông cuốn sách xuống, tôi không biết
Michael Kempf có thật sự đáng trách, ông bố của anh ta có đáng thương, Sophie
có đáng kinh tởm hay không. Họ đều có những chọn lựa về sự thật khác nhau để
tiếp tục sống. Nhưng tôi nghĩ đến Marcus...Vì tôi nghĩ rằng câu chuyện này có
thật, và tôi cảm thấy ở đâu đó, trên đời này, có một đứa trẻ tên là Marcus đang
bị bỏ rơi... Và tôi không dứt được những suy nghĩ về em...
"Dấu chấm hết nào cũng muốn mang
ý nghĩa của cái câu đi trước nó. Tôi muốn biết mình là ai để ngày tôi chết, tôi
biết rằng ai đã chết"... An Mi đã tâm sự như thế trên chuyến tàu đi tìm
cái chết sau khi chồng cô, người ràng buộc cô với mặt đất bị tai nạn, thành tro
bụi trong một buổi chiều nước Đức tháng mười một mù sương. Cô muốn tìm xem mình
là ai, mình từ đâu đến. Nhưng trong cuốn sổ tay của cô chỉ có hai dòng cô độc:
"Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh"...
“Một cuốn tiểu thuyết giống như một
chiếc áo lụa nhuộm vàng hay nhuộm tím. Khi cầm tấm lụa trên tay, khi mặc nó vào
người, mấy ai biết gì về những con tằm đã nhả hết tơ và chết đi, không bao giờ
thành bướm. Tằm không chết đi thì không có tơ dệt áo. Chỉ có thể có lụa hoặc có
bướm, chứ không thể có cả hai. Những cánh bướm chập chờn vào những ngày khô ráo
và bất động vào những ngày mưa, sống không ai trông thấy và chết không ai hay
biết. Chúng có hay không? Những con bướm thuộc về chính chúng nó, về sự im lặng
và sự tàn tạ sớm chiều. Còn những tấm lụa thì bền chắc hơn, ngọt ngào hơn,
chúng có thật. Nhưng sự thật thuộc về lũ bướm hay về người mặc áo?”
Chắc chỉ từng này thôi cũng đủ để
người đọc thấy được đây là một người có trái tim lạc lõng đang mạch lạc đập,
mạch lạc yêu thương và mạch lạc tìm kiếm sự yêu thương. Người ta cứ sống u buồn
để rồi quyết định đi tìm cái chết cho mình. Tới khi cận kề cái chết, khao khát
sống trỗi dậy và trước mắt chỉ là một màn sương mù dày đặc. Đi qua lớp sương mù
ấy là thăm thẳm tối sẫm, mênh mông. Điều gì làm khao khát sống của một người
gần như đã đánh mất cuộc đời mình trỗi dậy? Đó là sợi dây ruột thịt. Một trong
những điều vĩnh hằng loài người được ban tặng khi vừa được sinh ra. Tôi ước
rằng, mình sẽ không bao giờ phải đi vào trong làn tro bụi ấy.
Và khi tro bụi, một câu chuyện buồn
rười rượi. Từ những trang viết đầu tiên cho đến dòng chữ cuối cùng. Buồn cuốn
hút đến lạ lùng. Tôi thích đoạn kể về cảm giác của An Mi khi nhớ về người chồng
của mình, cảm giác bỗng như chạm thấy những mẩu thuốc còn chút ẩm ở đầu
lọc. Thật một cách lạ lùng...phần sau của hành trình đó chính là điểm thú vị
nhất của cuốn truyện. Đoàn Minh Phượng, tác giả của cuốn tiểu thuyết này, cũng
là đạo diễn kiêm biên kịch của bộ phim Hạt mưa rơi bao lâu. Cả hai tác phẩm này
có nhiều điểm tương đồng: Nếu An Mi trong Và khi tro bụi đi tìm lại chính mình,
thì cậu bé Hiên trong Hạt mưa rơi bao lâu đi tìm mẹ để biết mình là ai. Cả hai
đều đi tìm sự thật bằng những câu chuyện kể của người khác, và mỗi người kể lại
có một sự thật khác. Chẳng câu chuyện nào giống câu chuyện nào. Mỗi người kể
đều có một phần sự thật, một phần hư cấu. Đó là câu chuyện của họ, là cách nhìn
của họ, là sự thật mà họ chọn lựa, không phải là sự thật như nó đã diễn ra.
Nhưng ai biết được, sự thật nào đã diễn ra?
Câu chuyện của Đoàn Minh Phượng đã
cho tôi hiểu rằng trên đời chẳng có gì là sự thật toàn mỹ cả. Một phần của sự
thật vẫn là sự thật thôi bởi đó là mảnh ghép người ta cần phải nắm lấy để chắp
vá lên hình hài của thứ chẳng thể lên tiếng là sự thật của sự thật.
Cái tiếng xấu mãi là cái tiếng xấu.
Người chết đi cũng chỉ là hồn ma câm lặng, mong manh trong gió. Sau cái chết,
sự thật về người đó chỉ còn là bóng tối. Bóng tối không bao giờ lên tiếng. Sự
thật mãi lặng câm. Sau sự thật lặng câm đó, An Mi trở lại cuộc hành trình trên
những toa tàu của mình để đi tới cái chết. Để uống những viên thuốc an thần còn
dang dở. Bởi cuộc sống của cô đã chẳng còn điều gì níu kéo nữa. Cho tới khi
ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh nhất, mảnh kí ức cuối cùng hiện
về. Mảnh kí ức dù có quét đi quét lại cả trăm lần trong suốt quãng hành trình
đến cái chết An Mi cũng chẳng thể nào nhớ tới. Sự thật lên tiếng khi chủ thể
của nó chẳng còn sức chống cự, chẳng còn cất lên tiếng nói. Một cái kết mở hiện
ra…
Tuy nhiên, phần khiến người đọc phải
suy nghĩ nhiều nhất là khi An Mi đi tìm sự thật về câu chuyện của người gác đêm
khách sạn tên là Michael Salascher. Cô mất hai năm trời gián đoạn cuộc hành
trình của mình để đi tìm sự thật về cậu bé Marcus, em trai của Micheal, về cái
chết của người phụ nữ tên là Anita, mẹ của hai anh em. Nhưng những gì cô thu
lượm được là mảnh ghép từ miệng của người đang sống. Có kết tội, có bào chữa,
có xấu, có tốt. Còn sự thật là hồn ma câm lặng của người phụ nữ với cây đàn hồ
cầm cũ kĩ chẳng thể nói lên điều gì. Nỗi đau mất mát của người anh được xoa dịu
bởi một người phụ nữ bao xung quanh là không gian của phật giáo. Người cha anh
sau khi làm điều có lỗi với mẹ anh cũng được cô ấy bao bọc như thế. Ru ngủ như
thế. Chỉ có Anita, mẹ của hai anh em bị gán tội hư hỏng, bỏ đi theo vùng đất
sống động hơn, vui tươi hơn mà thôi.
Qua
cách xây dựng hình tượng nhân vật, tác giả Đoàn Minh Phượng đã mang đến cho
người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của cuộc sống
câu chuyện khai thác cuộc đấu tranh của con người giữa việc lựa chon một cuộc
sống dễ dàng yên ổn và quen thuộc với một sự dấn thân theo mong muốn của bản
thân, nhưng nhiều khó khăn, mệt mỏi và đôi khi có cả sự mất mát . Người ta
thường quan niệm sự dấn thân tạo ra những bi kịch nhưng chính sự an toàn cũng
là nguồn gốc của không ít khổ đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét